Phân biệt cước PREPAID và cước COLLECT

(FREIGHT PREPAID & FREIGHT COLLECT)
Trong vận đơn (Bill) chúng ta luôn thấy 2 thuật ngữ xuất hiện trong hầu hết các vận đơn : Freight Prepaid hoặc Freight collect

 

1. CƯỚC PREPAID (Freight Prepaid) LÀ GÌ ?
Cước prepaid là cước mà shipper phải trả tại cảng load hàng, đồng nghĩa với việc hàng muốn lên tàu thì shipper phải trả cước trước (hãng tàu không chấp nhận công nợ). Loại cước này thường được sử dụng trong các hợp đồng CIF,forwarder thường gọi là hàng freehand. Nói dễ hiểu hơn là nó tương tự như các bạn dùng điện thoại trả trước = prepaid, hoặc dùng thẻ visa prepaid (loại visa này bạn không thể mượn thêm tiền, mà bạn phải nạp tiền vào trước và sử dụng trong khoản dư còn lại). Tuy nhiên trong thực tế nếu bạn đi hàng với forwarder, mặc dù cước prepaid nhưng có thể hàng qua bạn mới trả cước tàu. Vì hiện nay forwarding cạnh tranh rất cao và cho bạn nợ công. Phần này người chịu rủi ro là forwarding, đặc biệt là những mặt hàng lạnh.

2. CƯỚC COLLECT (Freight collect) LÀ GÌ ?
Trái ngược với cước prepaid thì có cước collect. Cước collect là loại cước mà người mua sẽ trả cước tàu và cước tàu được trả ở cảng đến. Thường thì cước này xuất hiện nhiều trong hợp đồng EXW, FOB, và làm hàng chỉ định. Người thu cước tàu là đại lý của forwarder tại cảng dỡ hàng (cảng đến). Bạn tưởng tượng cước này giống như thuê bao trả sau của điện thoại.

3.SO SÁNH CƯỚC PREPAID VÀ CƯỚC COLLECT
GIỐNG NHAU: Dù bạn làm cước collect hay prepaid thì local charges bạn đều phải trả tại cảng load hàng và cảng dỡ hàng. Tại cảng load hàng shipper là người trả, còn tại cảng dỡ hàng thì consignee là người trả local charges.
KHÁC NHAU: Khác nhau cơ bản nhất của loại cước này là vị trí trả cước tàu. Thường thì cước collect là bạn bắt buộc phải làm house bill, còn ươớc prepaid thì có thể làm house bill hoặc master bill đều được.
**************************
LƯU Ý: Tuy nhiên trong thực tế mặc dù cước collect nhưng có thể trả tại cảng load hàng, consignee lúc này sẽ nhờ shipper trả hộ mình cước.

 

PHÂN BIỆT MASTER BILL VÀ HOUSE BILL

Xem xét trong trường hợp phổ biến và phức tạp nhất - EXW/FCL

 

Master bill là gì, House Bill là gì?

Mình sẽ cố gắng thông qua ví dụ cụ thể để mang cho các bạn cái nhìn tổng quát và dễ hiểu nhất

Công ty AOF (Consignee) ở Việt Nam kí hợp đồng mua 1 lô hàng thiết bị viễn thông đóng trong 1 container của công ty FTU (Shipper) ở Hongkong, điều kiện Incoterm EXW.

AOF có đại lý vận chuyển( forwarder) tại Việt Nam là Hdtrans Logistic, ủy quyền cho HD vận chuyển lô hàng này, Hdtrans lại có đối tác (agent) bên HongKong là ABC Logistics.

Rõ ràng theo ĐK EXW nhưng bên HDtrans sẽ không sang Hongkong và pick up hàng được, lúc này HDtrans sẽ yêu cầu agent là ABC Logistics thực hiện thay mình, đến địa chỉ kho của shipper để lấy hàng và vận chuyển về VN thay cho HD trans.
 

Khi nhận hàng ABC Logistic ngay lập tức phát hành 1 vận đơn mà ở trên vận đơn đó ghi :
Shipper: FTU
Consignee: AOF
Vận đơn này được gọi là House bill of lading hay gọi tắt là House Bill.
Thực tế là ABC logistics cũng không có tàu để có thể vận chuyển từ cảng HongKong về cảng Hải Phòng, họ phải book tàu qua 1 hãng tàu (Carrier) là Evergreen.
Như vậy hãng tàu Evergreen mới chính là người chính thức vận chuyển trên biển. Khi nhận hàng từ ABC Logistics, hãng tàu này sẽ phát hành 1 vận đơn khác ghi:
Shipper: ABC logistic
Consignee: HDTrans Logistic
( Rõ ràng hãng tàu sẽ không biết shipper và consignee chính thức là ai )
Vận đơn này gọi là Master Bill of Lading hạy gọi tắt là Master bill.
 

Như vậy tổng kết lại:

Master Bill: Là vận đơn do người chuyên chở cấp, Trên vận đơn thường sẽ ghi người gửi hàng là đại lý giao nhận tại cảng gửi và người nhận là đại lý giao nhận tại cảng đến. Vận đơn này chỉ điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa người chuyên chở và người giao nhận ( ví dụ giữa hàng tàu và các forwarder)
Trong nhiều TH trên master do hãng tàu cấp các bạn sẽ để ý thấy trên master vẫn ghi người nhận hàng và người gửi hàng thực tế , đó là do thỏa thuận của 2 bên chỉ làm master bill, không issue house bill.

House Bill: Là vận đơn do người giao nhận (forwarder) cấp cho người gửi hàng khi người giao hàng nhận cung cấp dịch vụ. Trên vận đơn sẽ ghi người gửi hàng và nhận hàng thực sự.

 

MANIFEST LÀ GÌ?

Tại sao các hãng tàu và forwarder phải khai Manifest?

 

Manifest là gì ?
Hệ thống E-Manifest là hệ thống “Tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ khác có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh” dành cho người khai hải quan là các hãng tàu, đại lý hãng tàu và công ty giao nhận. Trang web chính thức để khai Manifest là vnsw.gov.vn

Tại sao các hãng tàu và forwarder phải khai manifest?
Sau khi bạn book tàu thì bắt buộc phải gửi chi tiết bill để hãng tàu làm Bill ( master bill) hoặc FWD làm house bill . Sau khi hàng đến, hãng tàu sẽ có thông báo hàng đến và có trách nhiệm khai báo với hải quan rằng tôi chở hàng này là hàng gì, số lượng bao nhiêu.. theo thông tin như khi bạn gửi chi tiết Bill cho hãng tàu. Như vậy VIỆC HÃNG TÀU KHAI THÔNG TIN HÀNG HÓA VỚI HẢI QUAN ĐƯỢC GỌI LÀ KHAI MANIFEST. Sau khi nhận thông báo hàng đến, người nhận sẽ cầm lệnh D/O đến hải quan để lấy hàng, nếu thông tin trên D/O trùng với thông tin trên manifest HQ mới giao hàng cho bạn. Khi bạn làm vị trí Nhân viên chứng từ thì nghiệp vụ khai manifest rất quan trọng.

 

http://hdintertrans.com/upload/images/tai_sao_phai_khai_manifest.jpg